Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật , hiền lành , thật thà , chất phác . Doanh nhân Myanmar thường có thói quen là gặp gỡ nhau , trực tiếp trao đổi , tiếp xúc , bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế ; thông thường nếu chỉ liên hệ qua điện thoại , fax và internet thì rất khó thành công
Ngày đăng: 08-03-2019
1,187 lượt xem
Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật , hiền lành , thật thà , chất phác . Doanh nhân Myanmar thường có thói quen là gặp gỡ nhau , trực tiếp trao đổi , tiếp xúc , bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế ; thông thường nếu chỉ liên hệ qua điện thoại , fax và internet thì rất khó thành công . Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế , chờ đợi xin giấy phép xuất - nhập khẩu diễn ra rất lâu , Có những lúc kéo dài đến mấy tháng
Doanh nhân Myanmar Cũng có thói quen là viếng thăm trụ sở , nơi làm việc của nhau , thăm nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm , xem xét quy trình Công nghệ , đội ngũ Công nhân viên chức ; sau đó họ sẽ đàm phán , thương thảo , quyết định ký kết hợp đồng kinh tế . Doanh nhân Myanmar thường yêu cầu đối tác nhập khẩu “ đặt cọc ” bằng tiền mặt khoảng 10 % tổng giá trị hợp đồng kinh tế .
Người Myanmar thân thiện , đặc biệt đối với du khách . Tuy nhiên , không nên thể hiện tình cảm một cách thái quả tại nơi công cộng
Văn hoá Myanmar Có rất nhiều nghi thức liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo . Như tại tất cả các quốc gia Phật giáo khác , bộ phận trên đầu được coi là phần thiêng lỗ nhất của cơ thể , còn bàn chân được xem là dơ bẩn và xấu xí . Vì lý do đó mà khoe 8 bao giờ được chạm vào đầu của bất kỳ ai . Ngay cả việc buộc tóc của một đứa ? được xem như là một sự xúc phạm nghiêm trọng . Hoặc việc Công một đứa trc bị coi là cấm kỵ .
Tại Myanmar không được dùng chân để đưa về phía người khác hoặc chạm chân của người khác cũng là điều cầm kỵ . Trong giao tiếp không được hưO 8 vào những người đối diện hoặc vào người lớn tuổi , không được gác hại C gic . Ngoài ra , chỉ tay vào hình ảnh của Đức Phật được coi là cử chỉ bảng DO - hoặc chạm chân vào được hướng mũi chân MỘC gác hai chân lên bàn , cử chỉ báng bổ tín ngưỡng
Giày dép , dù , luôn được bỏ bên ngoài trước khi vào nhà , tu viện và chùa . Sẽ có những vị trí để lại giày dép của bạn , trang phục khi vào chùa , tu viện phải gọn gàng , kín đáo . Không đội mũ . Áo sơ - mi ngắn tay , quần ngắn , váy ngắn bị xem là trang phục không phù hợp với người nước ngoài có thể được miễn cưỡng chấp nhận ) .
Cũng vì lý do người Myanmar có quan điểm khác nhau về phần trên và phần dưới của cơ thể , phần trên được coi là linh thiêng trong khi phần dưới được xem là kém hơn phần trên , thậm chí bị coi là dơ bẩn , nên không bao giờ trộn những vật dụng bạn sử dụng cho phần trên với những vật dụng sử dụng cho phần dưới . Ví dụ , không nên để lần khăn lau đầu với khăn lau chân người Myanmar sử dụng khăn riêng để làm khô tóc và một khăn riêng để lau chân , tương tự như sử dụng thau rửa sạch )
Ở Myanmar sử dụng nước để uống để rửa chân là một sự xúc phạm nghiêm trọng , Phụ nữ thậm chí bị cấm ngồi trên các phần cao hơn như mui của một chiếc thuyền , trong xe buýt nếu khi đó các nhà sư hoặc nữ tu và nam giới đang ngồi ở vị trí thấp hơn . Không bao giờ rửa chân trong thau bạn đã dùng để rửa tay và mặt . Không bao giờ đặt chân lên hoặc ngồi lên gối dùng gối đầu Không bao giờ được chạm vào tóc , đầu hoặc má của một người , ngay cả khi bạn coi đó là một cử chỉ thân thiện . Người Myanmar sẽ không coi nó thân thiện , và sẽ nghĩ bạn thô lỗ
Đừng hướng chân vào hình tượng của Đức Phật , người cao tuổi hoặc bất cứ nơi thiêng liêng nào . Tốt hơn là đừng để chân của bạn chỉ vào bất cứ ai cả .
Không dùng chân để chỉ bất cứ cái gì . Hành động hất căm cũng bị coi là rất thô lỗ . Một số người dân Myanmar vẫn giữ tập tục giành một khoảng thời gian trong ngày cho việc uống trà
Những việc nên làm và không nên làm tại Myanmar
Nên làm:
Không nên làm
Chào hỏi tại Myanmar
Lời chào truyền thống của Myanmar là “ Mingalaba”” , và được dịch là "sự may mắn cho bạn" .
Tuy nhiên, trong trào lưu hội nhập và du nhập một Số văn hóa phương tây là dùng các câu nói “ Chào buổi sáng / trưa / chiều ” .
Lời chào như "Bạn đã ăn chưa / Htamin sa pi bi la?” hoặc “Bạn thế nào?/ Nei kaung la?” vẫn còn phổ biến .
"Hello" cũng là một lời chào phổ biến hiện nay, và được dùng để trả lời điện thoại .
Ngôn ngữ Myanmar rất sự phân hóa theo lứa tuổi , phản ánh qua tuổi tác , tham niên và sự tôn trọng . Việc sử dụng các danh từ mang tính trân trọng danh dự trước tên riêng mỗi cá nhân là tiêu chuẩn cần thiết , và sẽ được xem là thô lỗ để gọi một người nào đó chỉ bằng tên của họ ( trừ những người thật sự quen biết nhau ) . Nam giới trẻ tuổi được gọi là Maung hay Ko ( anh em ruột ) , và những người đàn ông lớn tuổi hay cao tuổi hơn là u ( chú bác ) . Tương tự như vậy , phụ nữ trẻ được gọi là Ma ( chị em gái ) , và phụ nữ cao tuổi hoặc cao hơn như Daw ( di ch ) , bất kể tình trạng hôn nhân của họ . Người cao tuổi được nói chuyện một cách tôn trọng hơn và có một danh vựng đặc biệt để nói với các nhà sư .
Nên cất lời chào đi kèm với một nụ cười , đây là một tiêu chuẩn văn hoá thông thường được chấp nhận tại Myanmar . Các hành động tiếp xúc trực tiếp như bắt tay , ôm hôn . . . không được phổ biến tại Myanmar và không khuyên dùng ( tất nhiên trong giao tiếp làm ăn vẫn có thể sử dụng ) . bạn có thể gật đầu nhẹ cũng là cách phổ biến để chào người khác . Ở Myanmar tuyệt đối không được chạm vào đầu của người khác hoặc chạm vào bất cứ vị trí nào của người khác giới . Người Myanmar không chào hỏi bằng cách chắp tay trước ngực ( như Thái Lan , Lào , Campuchia , Ấn Độ . . . )
“Gadaw”: là một động từ trong tiếng Myanmar để chỉ một truyền thống Myanmar , trong đó một người tư cách xã hội thấp hơn luôn tỏ ra tôn kính người có vị thế cao hơn ( bao gồm cả các nhà sư , người già , thầy / Cô giáo và đức Phật bằng cách quỳ trước mặt những người này và lạy trả ơn . Điều này thường được học sinh thể hiện với giáo viên hoặc con cái , cháu chắt thể hiện với các bậc cao niên ( cha mẹ , bác đi , chú bác và ông bà ) để bày tỏ lòng biết ơn và lòng tôn kính cũng như xin tha thứ . Hành động này thường được thực hiện vào ngày đầu năm mới và các lễ của đạo Phật
Văn hóa nơi công cộng
Những cặp tình nhân thường khoác tay đi song song với nhau , tuy nhiên không được thể hiện tình cảm một cách thái quá . Tuy nhiên , khi đã lập gia đình thì cặp vợ chồng hiếm khi năm tay nhau đi ra đường ở một số vùng người phụ nữ còn phải đi sau chồng một bước chân .
Đàn ông không bao giờ được chạm vào người phụ nữ , thậm chí bắt tay . Tương tự như vậy , phụ nữ cũng không bao giờ được chạm vào các nhà sư Phật giáo . Nếu một phụ nữ dâng vật phẩm cho nhà sư , họ sẽ phải đặt nó xuống để nhà sư Có thể tự lấy , chứ không được trao trực tiếp .
Luôn luôn đi theo chiều kim đồng hồ tại các di tích Phật giáo . Không đi / đứng trước người đang cầu nguyện . Không chụp ảnh trong lúc cầu nguyện hoặc buổi thiền định . Không sử dụng đèn flash . Chụp ảnh các pho tượng hoặc hình ảnh Phật giáo được xem là hành động bất kính .
Luôn luôn nhận quà và trao quà bằng cả hai tay . Tương tự khi trao hoặc nhận danh thiếp . Người Myanmar không bao giờ mở gói quà này sau khi được tặng mà chỉ đặt sang một bên . Việc mở quà ngay sau khi được tặng bị xem là thô lỗ và tham lam
Văn hóa ẩm thực
Khi ăn , người cao tuổi được ăn trước tiên . Không được ho , hắt hơi hoặc xì mũi khi ăn . Che miệng bằng tay khi dùng tăm xỉa răng . Vị trí ở đầu bàn dành riêng cho người lớn tuổi nhất . Với sự tôn trọng người lớn tuổi nhất luôn được phục vụ trước tiên , sau đó mới đến người khác . Thậm chí ngay cả khi các bậc trưởng lão trong nhà vắng mặt , miếng thức ăn đầu tiên được xới và gạt sang một bên như là một hành động tôn trọng họ .
Bàn ăn ở Myanmar tròn và thấp . Các thành viên gia đình ngồi trên thảm xung quan bàn ăn . Tất cả các món sẽ được dọn lên bàn và người ăn tự lấy cho mình . Đó quà nhiều loại , nhiều kiểu tương thích với từng loại thực phẩm khác nhau . Người Myal " dùng nhiều gia vị , nước chấm .
Trong bữa ăn không nói chuyện nhiều , nên tập trung ăn uống , trao đổi ngắn gọn. Ai dùng xong có thể rời bàn ăn trước mà không cần phải chờ đợi .
Vẫn còn một số người Myanmar dùng tay bốc thức ăn . Họ sử dụng cả năm ngón tay để bốc . Ngoài ra , có thể dùng đũa (phổ biến), thìa , nĩa . Không phục vụ nước uống trong bữa ăn của người Myanmar . Sau bữa Có thể dùng nước dừa , trà
Văn hóa trang phục
Trang phục truyền thống cho những dịp chính thức , và cũng là trang phục được sử dụng thường xuyên nhất của nam giới là một chiếc áo không có cổ và longyi ( một dạng váy quấn như sarong ) . Đôi khi các doanh nhân cũng mặc áo sơ mi kiểu phương Tây kết hợp với longyi , hoặc mặc hoàn toàn theo phong cách tây phương với quần áo vest Nữ doanh nhân cũng mặc longyi , đi kèm với áo khoác .
Đối với thương nhân nước ngoài , nên mặc trang phục thông thường ( áo sơ mi , quần tây... , có thể thêm áo vest cho những sự kiện trang trọng . Nên nhớ khí hậu ở Myanmar là nóng ẩm nên cần lựa chọn trang phục thoáng mát và thích hợp.
Một lưu ý quan trọng đối với tất cả phụ nữ là không nên mặc quần áo quá hở hang. Váy nên cao ngang đầu gối hoặc thấp hơn, áo không được hở vai. Trong văn phòng làm việc, bạn có thể mang giày vào phòng.
------------------------------------------
Mọi thông tin liên lạc về chuỗi Biz Matching / Cafe Biz / dịch vụ khảo sát thị trường Myanmar xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI INDOCHINE VINA
(INDOCHINE VINA TRADE PROMOTION Co.,Ltd)
MST: 031212821
Trụ sở: 444/32 Lê Văn Khương, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. HCM
Office: Lầu 8, Toà Nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline: +8428 665 49 208
Email: info@indochinevina.com
HOTLINE:
+8428 665 49 208
Tổng truy cập 28,137
Đang online3
CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI INDOCHINE VINA được thành lập vào ngày 17 tháng 01 năm 2013. Là công ty tiên phong trong việc lĩnh vực Tư vấn Xuất Khẩu Xúc Tiến Thương Mại do Bà Phạm Thị Hoàng Oanh (Oanh Phạm Sokvann) là thành viên sáng lập. Xem thêm...
Công ty TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INDOCHINE VINA
MST: 0312128213
Trụ sở: 444/32 Lê Văn Khương, P.Hiệp Thành, Q. 12, Tp. HCM
Office: Lầu 10 Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM
Email: info@indochinevina.com
Hotline: +8428 665 49 208
© Bản quyền thuộc về INDOCHINE VINA
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn